Trang

Ông Nguyễn Văn Đua dự lễ tổng kết Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM


Ngày 27/9, Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức tổng kết 3 năm tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và giao lưu với các cá nhân tiêu biểu tại Nhà hát thành phố, quận 1.

Tham dự buổi lễ có đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thành ủy thành phố, đại diện các ban ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, các văn nghệ sĩ, nhà báo tại thành phố.

Theo Ban tổ chức, trong 3 năm phát động (từ năm 2008 đến 2010), được sự chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, UBND thành phố và cấp ủy các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, báo chí, các văn nghệ sĩ, nhà báo của TP Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hưởng ứng cuộc vận động và gặt hái được nhiều thành quả đáng trân trọng.

Đồng chí Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh trao Bằng khen cho tập thể, cá nhân tiêu biểu ngày 27/9.

Đồng chí Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh trao Bằng khen cho tập thể, cá nhân tiêu biểu ngày 27/9.

Hàng trăm đợt trại sáng tác, các chuyến đi thực tế sáng tác cho các hội viên các hội văn học nghệ thuật. 27 đợt trại sáng tác và triển lãm được Hội Mỹ thuật thành phố tổ chức. 71 tác phẩm gồm ca khúc và khí nhạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh được sáng tác… Trên lĩnh vực báo chí, đội ngũ nhà báo thành phố tích cực hưởng ứng dưới nhiều hình thức: viết bài, thi kể chuyện “Bác Hồ – Người là niềm tin tất thắng”…

Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Đua tặng bằng khen cho Báo Giáo Dục tại hội nghị. Ảnh: Q.Huy

Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Đua tặng bằng khen cho Báo Giáo Dục tại hội nghị. Ảnh: Q.Huy

Ban tổ chức đã khen thưởng 26 tập thể, 25 cá nhân là nghệ sĩ, nhà báo có thành tích tiêu biểu trong quá trình triển khai cuộc vận động tại thành phố. Trước đó, thành phố cũng đã tổ chức tặng thưởng, tôn vinh 33 tác giả, tác phẩm về văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 5 đơn vị, 1 cá nhân nghệ sĩ và 7 tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí của các tác giả tại thành phố vinh dự nhận bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương

N. Nguyễn

Ngày 27/9, Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức tổng kết 3 năm tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và giao lưu với các cá nhân tiêu biểu tại Nhà hát thành phố, quận 1.

Tham dự buổi lễ có đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thành ủy thành phố, đại diện các ban ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, các văn nghệ sĩ, nhà báo tại thành phố.

Theo Ban tổ chức, trong 3 năm phát động (từ năm 2008 đến 2010), được sự chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, UBND thành phố và cấp ủy các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, báo chí, các văn nghệ sĩ, nhà báo của TP Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hưởng ứng cuộc vận động và gặt hái được nhiều thành quả đáng trân trọng.

Đồng chí Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh trao Bằng khen cho tập thể, cá nhân tiêu biểu ngày 27/9.

Hàng trăm đợt trại sáng tác, các chuyến đi thực tế sáng tác cho các hội viên các hội văn học nghệ thuật. 27 đợt trại sáng tác và triển lãm được Hội Mỹ thuật thành phố tổ chức. 71 tác phẩm gồm ca khúc và khí nhạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh được sáng tác… Trên lĩnh vực báo chí, đội ngũ nhà báo thành phố tích cực hưởng ứng dưới nhiều hình thức: viết bài, thi kể chuyện “Bác Hồ – Người là niềm tin tất thắng”…

Ban tổ chức đã khen thưởng 26 tập thể, 25 cá nhân là nghệ sĩ, nhà báo có thành tích tiêu biểu trong quá trình triển khai cuộc vận động tại thành phố. Trước đó, thành phố cũng đã tổ chức tặng thưởng, tôn vinh 33 tác giả, tác phẩm về văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 5 đơn vị, 1 cá nhân nghệ sĩ và 7 tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí của các tác giả tại thành phố vinh dự nhận bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương

N. Nguyễn


(Theo website Nguyễn Văn Đua)

Tổng thống Tony Tan Keng Yam tiếp đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang


Theo Đặc phái viên TTXVN, nhận lời mời của Tổng thống Singapore, Ngài Tony Tan Keng Yam và Phu nhân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nhà nước Việt Nam đã tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore từ ngày 26-28/9.

Ngay sau lễ đón được tổ chức long trọng tại Dinh Tổng thống Istana chiều 26/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam.

    Tổng thống Tony Tan Keng Yam đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Tổng thống Tony Tan Keng Yam đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Tại cuộc hội kiến, Tổng thống Tony Tan Keng Yam đánh giá cao việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chọn Singapore là nước đầu tiên đến thăm sau khi nhậm chức; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Singapore và Việt Nam phát triển lên tầm cao mới.

Chúc mừng những thành tựu to lớn mà Chính phủ và nhân dân Singapore đã đạt được trong thời gian qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng được lần đầu tiên đến thăm Singapore trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam; bày tỏ mong muốn chuyến thăm sẽ góp phần làm sâu sắc và mở rộng hơn quan hệ Việt Nam-Singapore.

Hai bên bày tỏ hài lòng về những bước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trong quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian qua; nhất trí cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, nhất là cấp Bộ trưởng, nhằm thúc đẩy các hợp tác cụ thể của từng ngành và từng lĩnh vực; đồng thời tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Hai nhà lãnh đạo hài lòng về kết quả triển khai Hiệp định khung Kết nối Việt Nam-Singapore và nhất trí thúc đẩy việc lập thêm các Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) trong thời gian tới.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Singapore luôn duy trì là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua.

Tổng thống Singapore khẳng định doanh nghiệp nước này rất hài lòng về môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam và sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam.

Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác như quốc phòng, an ninh, du lịch, văn hóa… Hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau trong khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ASEM, APEC…

Cuộc hội kiến đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, chân tình, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã mời Tổng thống Tony Tan Keng Yam và Phu nhân thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu tại Dinh Tổng thống Istana.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ khâm phục trước những thành tựu quan trọng của Singapore trong thời gian qua, nhất là về tăng trưởng kinh tế; đặc biệt đánh giá cao vai trò của cá nhân cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đối với con đường phát triển của Singapore.

Ông Trương Tấn Sang đã thông báo với cựu Thủ tướng một số nét về tình hình phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam thời gian gần đây, trong đó có việc Việt Nam vừa thông qua Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2020.

Trao đổi về quan hệ song phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong nhiều năm qua. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Singapore luôn duy trì là một trong những đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam.

Hai bên hài lòng về việc triển khai ngày càng hiệu quả Hiệp định khung Kết nối Việt Nam-Singapore cũng như các VSIP; nhất trí cho rằng hợp tác trong các lĩnh vực an ninh-quốc phòng, giáo dục-đào tạo, du lịch… cần tiếp tục được quan tâm thúc đẩy, nhằm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.

Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông; nhất trí các bên liên quan cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982; thực hiện nghiêm túc DOC, hướng tới xây dựng COC.

Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu cũng cho rằng hai bên cần tiếp tục tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có ASEAN, ASEAN +1, ASEAN+3, ARF, EAS. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ trong quá trình đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tối cùng ngày, Tổng thống Tony Tan Keng Yam và Phu nhân đã chiêu đãi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Dinh Tổng thống Istana./.

PV

(TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Nguyễn Văn Đua)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu


Chiều ngày 26/9, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) tại Dinh Tổng thống I-xta-na (Istana Place).

Tại buổi tiếp, Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đánh giá cao chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tin tưởng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, đóng góp quan trọng vào việc củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác toàn diện, lâu dài, bền vững và gắn bó giữa Việt Nam và Singapore.

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ khâm phục trước những thành tựu quan trọng của Singapore trong thời gian qua, nhất là về tăng trưởng kinh tế. Chủ tịch đặc biệt đánh giá cao vai trò của cá nhân Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đối với con đường phát triển của Singapore. Chủ tịch nước cũng chuyển tới Cựu Thủ tướng lời hỏi thăm và chúc sức khoẻ của các đồng chí Lãnh đạo Việt Nam; đồng thời thông báo vắn tắt cho Cựu Thủ tướng một số nét về tình hình phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam thời gian gần đây, trong đó có việc Việt Nam vừa thông qua Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2020.

Trao đổi về quan hệ song phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong nhiều năm qua. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Singapore luôn duy trì là một trong những đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Hai bên hài lòng về việc triển khai ngày càng hiệu quả Hiệp định khung Kết nối Việt Nam – Singapore cũng như các Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP). Hai bên cũng nhất trí cho rằng hợp tác trong các lĩnh vực an ninh-quốc phòng, giáo dục-đào tạo, du lịch… cần tiếp tục được quan tâm thúc đẩy, nhằm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.

Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông; nhất trí các bên liên quan cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982; thực hiện nghiêm túc DOC, hướng tới xây dựng COC. Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu cũng cho rằng hai bên cần tiếp tục tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có ASEAN, ASEAN +1, ASEAN+3, ARF, EAS. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ trong quá trình đám phán tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Cuộc trao đổi diễn ra trong bầu không khí cởi mở, chân thành và thắm tình hữu nghị.

Trọng Hậu

(Theo DCS)


(Theo website Nguyễn Văn Đua)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 2


Hôm nay 26/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu họp phiên thứ 2, kéo dài trong 6 ngày. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết một trong những nội dung chính của phiên họp là thảo luận các chương trình hoạt động của Quốc hội khóa XIII.

    Ảnh họp quốc hội

Ảnh họp quốc hội

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến 7 dự án Luật (trong đó có 6 dự án lần đầu được Thường vụ Quốc hội cho ý kiến) gồm Luật Cơ yếu, Luật Quảng cáo, Luật Quản lý giá, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Giám định Tư pháp, Luật Giáo dục Đại học, Luật Phòng chống tác hại của Thuốc lá.

Trong khuôn khổ phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII; Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề; các báo cáo của Chính phủ về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020; các báo cáo của Chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011 – 2015; chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011- 2015; Ðề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn cho ý kiến đối với các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương nãm 2012; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011-2015.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe Ban dân nguyện báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2011; nghe báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và thứ 9, Quốc hội khóa XII.

Trong hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 3 dự án Luật là Luật Cơ yếu, Luật Quảng cáo và Luật Quản lý giá.

Thành Chung

(Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Văn Đua)

Ông Nguyễn Văn Đua làm việc với Ủy ban Trung ương MTTQ VN


Ngày 19-9, đoàn công tác Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do đồng chí Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam dẫn đầu, đã có buổi làm việc với tập thể Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy và Ủy ban MTTQ VN TPHCM về kết quả thực hiện các cuộc vận động lớn do Ủy ban Trung ương MTTQ phát động.

Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP; Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy; Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP; Dương Quan Hà, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TPHCM.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải (đứng) phát biểu tại buổi làm việc

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải (đứng) phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Huỳnh Đăng Linh báo cáo công tác triển khai thực hiện kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị về tình hình kinh tế xã hội năm 2011; Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; kết quả thực hiện 3 cuộc vận động lớn “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Vì người nghèo” và “Người VN ưu tiên dùng hàng VN” trên địa bàn TPHCM.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN Huỳnh Đảm (đứng) phát biểu tại buổi làm việc

Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN Huỳnh Đảm (đứng) phát biểu tại buổi làm việc

Từ đầu năm 2011 đến nay, qua hơn 8 tháng vận động, Quỹ Vì người nghèo toàn TP đã tiếp nhận hơn 70 tỷ đồng; đã chi hơn 77 tỷ đồng chăm lo cho người nghèo như: xây mới nhà tình nghĩa, nhà tình thương, sửa chữa chống dột, tặng học bổng, chăm lo tết…Quỹ đã thiết thực góp phần quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội như: tặng gần 3.000 thẻ BHYT cho người già neo đơn, khuyết tật, công nhân lao động nghèo, sinh viên khó khăn; hỗ trợ (từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng/người/tháng) cho 36.789 người nghèo thu nhập dưới 8 triệu đồng/người/năm. Năm 2012, TPHCM quyết tâm vận động 80 tỷ đồng để chăm lo cho người nghèo, tiếp tục đầu tư mạnh cho 15 phường- xã nghèo còn tỷ lệ hộ nghèo cao (trên 25% tổng số hộ dân).

Đáng chú ý, thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, các cấp đã vận động 65.000/67.684 chủ nhà trọ không tăng giá cho thuê đến cuối năm 2011, giúp hơn 1,2 triệu người lao động nghèo ổn định cuộc sống.

Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đến nay, TP đã có 3.409 điểm bán hàng bình ổn của 37 doanh nghiệp tham gia chương trình với giá bán thấp hơn thị trường ít nhất 10%…

Về thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tính đến nay, toàn TP đã có 463 khu dân cư tiên tiến; 1.295 khu dân cư được ghi nhận và công nhận đạt chuẩn văn hóa, trong đó có 405 khu dân cư đạt chuẩn văn hóa 3 năm liên tục. Có 1.052.379/1.824.822 hộ gia đình toàn TP đạt chuẩn văn hóa.

Về tình hình phát triển kinh tế – xã hội năm 2011, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân cho biết, thu ngân sách trên địa bàn 8 tháng ước đạt hơn 132.000 tỷ đồng, tăng 20,2% so cùng kỳ. Đã có 1.666 địa chỉ nhà đất đã bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất với tổng số tiền hơn 17.225 tỷ đồng. TP đã điều chỉnh giảm vốn 441,005 tỷ đồng với các dự án sử dụng vốn ngân sách TP…

Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải cho biết thêm, trong thời gian qua TPHCM đã làm tốt việc huy động các nguồn lực xã hội, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đã góp phần giảm những khó khăn trước mắt cho một bộ phận nhân dân lao động nghèo, công nhân, nông dân, sinh viên-học sinh. Tuy đạt được kết quả khả quan, song tình hình ùn tắc và tai nạn giao thông vẫn có chiều hướng gia tăng; tình trạng ngập nước, ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP vẫn còn là những khó khăn, tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng sống người dân.

Đoàn công tác Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm việc với TPHCM về kết quả thực hiện các cuộc vận động lớn, các phong trào thi đua yêu nước

Đoàn công tác Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm việc với TPHCM về kết quả thực hiện các cuộc vận động lớn, các phong trào thi đua yêu nước

Đồng chí Lê Thanh Hải khẳng định, trước tình hình kinh tế thế giới, trong nước còn biến động khó lường, đời sống nhân dân còn khó khăn, TP sẽ kiên trì thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ IX, thực hiện có kết quả 6 chương trình đột phá của TP giai đoạn 2011-2015 gắn với tái cấu trúc kinh tế. Trong thời gian tới, TP tiếp tục thực hiện kế hoạch triển khai công tác sắp xếp, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước; tổ chức thanh tra giám sát, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu ngân sách và mua sắm tài sản công của các cơ quan, đơn vị; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm; thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản… TP cũng sẽ duy trì, tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh xã hội; huy động cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp tham gia góp phần giảm những khó khăn trước mắt trong một bộ phận nhân dân lao động nghèo, công nhân, sinh viên-học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP.

Đoàn công tác Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm việc với TPHCM về kết quả thực hiện các cuộc vận động lớn, các phong trào thi đua yêu nước.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN Huỳnh Đảm đánh giá cao những kết quả TPHCM đạt được thời gian qua, đặc biệt trong thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn, góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị của TPHCM. Đồng thời, qua thực tiễn, TP đã đóng góp cho cả nước những cách làm hay, kinh nghiệm quý để các địa phương khác học hỏi, nhân rộng.

Đồng chí Huỳnh Đảm tin tưởng rằng, trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM sẽ tiếp tục vững bước “đi trước” và phấn đấu “về đích trước”; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ mà TP đã đề ra bởi những phong trào, cuộc vận động xuất phát từ TP luôn lan tỏa cả nước. Đồng chí Huỳnh Đảm cũng tin tưởng, TPHCM sẽ ra sức nỗ lực thực hiện, đưa Nghị quyết XI của Đảng nhanh chóng đi vào cuộc sống; huy động mọi nguồn lực phát triển TP ngày càng văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Thiên Linh(Theo TPHCM)




(Theo website Nguyễn Văn Đua)

Ông Nguyễn Văn Đua: phát huy dân chủ trong việc đào tạo và luân chuyển cán bộ


Chiều 21-9, Đảng ủy Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn TNHH Một Thành viên đã tổ chức hội nghị tổng kết việc thực hiện hai Nghị quyết của Bộ Chính trị khóa X về công tác quy hoạch cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Đua; Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Võ Tiến Sĩ đã đến dự hội nghị.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Đua phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Đua phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thành ủy, công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ của Tổng Công ty thời gian qua đã có những bước chuyển biến rõ nét, đạt được những kết quả thiết thực. Công tác quy hoạch bước đầu đã phát huy tác dụng trong việc bảo đảm tính kế thừa và liên tục trong đội ngũ cán bộ. Đảng ủy Tổng Công ty luôn xem việc phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt đảm bảo cho công tác quy hoạch các chức danh và quản lý cán bộ được thường xuyên, liên tục và có chất lượng. Bên cạnh đó, Đảng ủy Tổng Công ty luôn coi trọng việc đánh giá cán bộ, có kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, từng bước khắc phục tình trạng hụt hẫng, bị động trong công tác cán bộ, tạo chủ động trong công tác bố trí nhân sự.

Tính đến cuối nhiệm kỳ 2005-2010, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn có 18 đồng chí cán bộ được đưa vào quy hoạch các chức danh diện Thành ủy quản lý theo 3 độ tuổi, trong đó cán bộ có độ tuổi từ 30-40 tuổi đạt 5,56%, cán bộ nữ đạt tỷ lệ 16,67%. Đối với cán bộ quy hoạch diện Tổng Công ty quản lý và diện cơ sở quản lý, tính đến cuối năm 2010, có 112 đồng chí được quy hoạch, trong đó có 42 cán bộ nữ, đạt tỷ lệ 37,5%.

Về bổ nhiệm cán bộ, từ năm 2006 đến nay, Tổng Công ty đã bổ nhiệm 36 đồng chí; Thành ủy chuẩn y cấp ủy mới 25 đồng chí; UBND TP bổ nhiệm 5 đồng chí trong Ban Giám đốc, 5 đồng chí thành viên Hội đồng và 3 kiểm soát viên.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Đua nhấn mạnh: Công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ phải đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng ủy Tổng Công ty và các cấp ủy đảng cơ sở. Chú ý mở rộng, phát huy dân chủ trong việc phát hiện nguồn, phát hiện tài năng, bảo đảm số lượng, cơ cấu theo độ tuổi quy định, trong đó đặc biệt chú trọng phát hiện nguồn cán bộ nữ, cán bộ trẻ. Việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gắn với công tác đánh giá, luân chuẩn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Th.L(Theo TPHCM)


(Theo website Nguyễn Văn Đua)

Đồng chí Nguyễn Văn Đua dự họp mặt ngày truyền thống nam bộ kháng chiến


Sáng 20/9, Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức họp mặt truyền thống kỷ niệm 66 năm Ngày Nam bộ kháng chiến (23/9/1945-23/9/2011), 25 năm ngày thành lập Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến TP. Hồ Chí Minh (23/9/1986-23/9/2011).

Đông đảo các hội viên CLB tham dự buổi họp mặt

Đông đảo các hội viên CLB tham dự buổi họp mặt

Tới dự buổi họp mặt có các đồng chí: Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy; Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND Thành phố; Dương Quan Hà, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hồ Chí Minh cùng các đại biểu là đại diện các ban, ngành của Thành phố và hàng trăm hội viên Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến Thành phố (CLB).

Phát biểu tại buổi họp mặt, đồng chí Nguyễn Văn Thuyền, Chủ nhiệm CLB đã ôn lại những tháng ngày quật khởi của quân và dân miền Nam, từ những ngày đầu kháng chiến gặp vô vàn khó khăn cho tới ngày giành thắng lợi vẻ vang. Đồng chí Nguyễn Văn Thuyền cũng báo cáo về tình hình hoạt động của CLB 25 năm qua, số lượng hội viên và đơn vị trực thuộc CLB đã tăng gấp hơn 5 lần so với ngày đầu thành lập và hiện có 34.000 hội viên. CLB đã dày công sưu tầm, biên soạn các sử liệu, cung cấp các tư liệu lịch sử quý. Hàng năm, CLB đã tổ chức các hoạt động thăm viếng, trợ giúp gia đình cán bộ, người có công vào dịp lễ, tết, tham gia cứu trợ đồng bào thiên tai, bão lũ… Bên cạnh đó, hội viên CLB rất tích cực tham gia các công tác địa phương. Đã có hơn 60% hội viên CLB đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau ở phường, khu phố, tổ dân phố…

Đồng chí Nguyễn Văn Thuyền nhấn mạnh: “Nhìn lại chặng đường một phần tư thế kỷ đã qua, chúng ta vừa bùi ngùi thương nhớ những đồng chí, đồng đội đã qua đời, vừa tự hào về những cống hiến có ý nghĩa của chúng ta đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thành phố. Dù phần lớn anh chị em đều đã tuổi cao, sức yếu, nhưng điều đáng quý nhất là chúng ta biết dùng quỹ thời gian còn lại của đời mình nêu gương cho con cháu, cho thế hệ thanh niên nối tiếp truyền thống tốt đẹp của những ngày kháng chiến năm xưa”.

Đại diện cho thế hệ thanh niên của Thành phố, Bí thư quận đoàn 10 Trần Hoàng Khánh Vân đã xúc động nói: “Ôn lại lịch sử, tuổi trẻ chúng cháu luôn cảm thấy niềm tự hào to lớn và niềm tin sâu sắc về con đường cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thế hệ chúng cháu hôm nay đang thừa hưởng một di sản to lớn, vĩ đại trong lịch sử dân tộc… Chính các cô chú và thế hệ của các cô chú, bằng thực tiễn cuộc đời cách mạng của mình đã đem lại cho chúng cháu những bài học lịch sử sống động, bổ ích, truyền cho chúng cháu niềm tin và lòng yêu nước mạnh mẽ”. Bí thư Trần Hoàng Khánh Vân thay mặt cho tuổi trẻ Thành phố hứa sẽ không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 23/9/1945, nhân dân Sài Gòn-Gia Định đã nổ phát súng đầu tiên mở đầu cuộc kháng chiến hào hùng chống thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Lịch sử Nam bộ kháng chiến của nhân dân ta là bản anh hùng ca đẹp nhất về chủ nghĩa yêu nước được cả nước và thế giới đều biết đến, ca ngợi và ngưỡng mộ.

Thay mặt cho lãnh đạo Thành phố, phát biểu tại buổi họp mặt, đồng chí Lê Thanh Hải khẳng định: “Ngời sáng trong 30 năm trường kỳ kháng chiến của Nam bộ là nắm vững và thể hiện luôn ở thế chiến lược tiến công; tinh thần “vì cả nước, cùng cả nước”, luôn đặt mình trong mối quan hệ máu thịt với cả nước; phát huy vai trò của nhân dân trong sự đoàn kết gắn bó keo sơn, ý chí quật khởi, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, lấy mục tiêu chung làm động lực của cuộc chiến đấu; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất về đường lối của Đảng, ra sức thực hiện chiến lược, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng thế trận lòng dân để chiến thắng. Tinh thần ấy không ngừng được vun bồi và phát huy trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và cả trong thời bình xây dựng, bảo vệ đất nước. Thời gian sẽ tiếp tục đi qua, nhưng kinh nghiệm quý báu của Nam bộ kháng chiến vẫn luôn còn nguyên giá trị và ngày càng sáng tỏ thêm ý nghĩa lịch sử, góp phần soi sáng cho sự nghiệp cách mạng hôm nay và mãi mãi mai sau”.

Đồng chí Lê Thanh Hải cũng thay mặt cho Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những việc làm thiết thực, có nhiều ý nghĩa tốt đẹp, sâu sắc của Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến Thành phố trong thời gian qua.

Trong những năm tới, Thành phố có nhiều thuận lợi, thời cơ song không ít khó khăn, thách thức, nhiệm vụ đặt ra rất nặng nề, đòi hỏi sự thống nhất cao trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận xã hội để phát huy sức mạnh tổng hợp, vượt qua khó khăn, hoàn thành thắng lợi nghị quyết Đảng bộ Thành phố lần thứ IX, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. Trong đó, CLB là lực lượng tin cậy, chỗ dựa của hệ thống chính trị. Với ưu thế là những người cán bộ đã trải qua kháng chiến, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình trực tiếp chiến đấu, các đồng chí sẽ góp phần cùng với Đảng bộ và chính quyền địa phương thực hiện hoàn thành nhiệm vụ đề ra, đồng chí Lê Thanh Hải nhấn mạnh.

Đồng chí Nguyễn Văn Đua trao bằng khen của Thành phố cho các tập thể

Đồng chí Nguyễn Văn Đua trao bằng khen của Thành phố cho các tập thể

Trong dịp này, CLB đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; được UBND Thành phố tặng Cờ thi đua. 52 tập thể đã được nhận Bằng khen của Thành phố.

VL (Theo DCSVN)




(Theo website Nguyễn Văn Đua)

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng thăm hữu nghị chính thức Campuchia


Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia, Ngài Samdech Akka Ponhea Chakrei Heng Samrin, ngày 16/9, đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu đã rời Hà Nội, đi thăm hữu nghị chính thức Campuchia và dự Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 32 (AIPA-32).

Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin trao Huân chương Xanhnha Barômây cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin trao Huân chương Xanhnha Barômây cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Đây là chuyến thăm hữu nghị chính thức nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sau khi bầu giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Lễ đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại trụ sở Quốc hội Vương quốc Campuchia ở thủ đô Phnom Penh dưới sự chủ trì của Ngài Heng Samrin.

Ngay sau lễ đón, hai bên đã tiến hành hội đàm. Tham dự hội đàm về phía nước chủ nhà có Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin, Phó Chủ tịch thứ nhất Nguon Nhel, Phó Chủ tịch thứ hai Say Chhum và lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội Campuchia.

Đoàn đại biểu Việt Nam gồm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm trưởng đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc và các thành viên khác.

Thay mặt Quốc hội Campuchia, Chủ tịch Heng Samrin nhiệt liệt chúc mừng và đánh giá cao chuyến thăm hữu nghị chính thức Campuchia của đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu.

Chủ tịch Heng Samrin cho rằng việc Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chọn Campuchia là điểm đến trong chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên sau khi được bầu giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội thể hiện sự coi trọng đặc biệt đối với mối quan hệ truyền thống Việt Nam-Campuchia và tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới. Đây cũng là chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt, góp phần cổ vũ, động viên Quốc hội và Nhà nước Campuchia tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA-32.

Trân trọng cảm ơn n‎hững tình cảm tốt đẹp mà Quốc hội, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho đất nước và nhân dân Campuchia anh em, Chủ tịch Heng Samrin cho biết sau tác động mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Campuchia đã bắt đầu tăng trưởng trở lại từ năm 2010 với mức 6%. Điều này đã khẳng định sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Campuchia nói riêng cũng như các quốc gia Đông Nam Á nói chung. Hiện Campuchia đang chủ trương đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, kiểm soát tài chính, tín dụng để duy trì phát triển kinh tế.

Chủ tịch Heng Samrin hoan nghênh những nỗ lực chung của Quốc hội hai nước trong công tác phân định, cắm mốc biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Campuchia, đề nghị hai bên tích cực ủng hộ và thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương phấn đấu hoàn thành công việc lịch sử này vào đầu năm 2012 theo đúng thỏa thuận.

Đồng tình với đề nghị của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng về việc Quốc hội hai nước cần tích cực tham gia vào các diễn đàn nghị viện khu vực và quốc tế, Chủ tịch Heng Samrin đề xuất hai bên tăng cường trao đổi đoàn các cấp để trao đổi kinh nghiệm, góp phần phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai Quốc hội, hai dân tộc nhằm giúp hai nước ngày càng đạt được nhiều thành tựu mới.

Quốc hội hai nước cũng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để thế hệ trẻ hai nước tăng cường hiểu biết và tiếp nối truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa hai dân tộc vốn đã được các thế hệ đi trước không tiếc máu xương dầy công vun đắp.

Thay mặt đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng trân trọng cảm ơn Chủ tịch Heng Samrin đã mời và đón tiếp trọng thị Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam sang thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Đại hội đồng AIPA-32 do Quốc hội Campuchia đăng cai tổ chức. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đây là một minh chứng sinh động thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia.

Bày tỏ vinh dự và vui mừng được dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm đất nước Campuchia anh em tươi đẹp và giàu bản sắc văn hóa dân tộc, Chủ tịch Quốc hội mong muốn chuyến thăm Campuchia của đoàn sẽ tiếp tục góp phần củng cố và thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa cơ quan lập pháp hai nước nói riêng, nhân dân hai nước nói chung.

Đề cập đến thành công của cuộc bầu cử Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp diễn ra tháng 5 vừa qua, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Quốc hội Việt Nam đã và đang triển khai những bước đầu tiên trong tiến trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để đáp ứng với xu thế thời đại và phù hợp hơn với tình hình đất nước trong giai đoạn mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phát huy kinh nghiệm hoạt động qua 12 khóa, Quốc hội Việt Nam đang tích cực cải tiến phương thức hoạt động nhằm tiếp tục phát huy vai trò của Quốc hội trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước, Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam luôn ghi nhớ sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Campuchia anh em trong công cuộc giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước trước kia, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị phát huy kết quả hợp tác tốt đẹp giữa hai Quốc hội trong thời gian qua, đồng thời cho biết hai bên cần tiếp tục triển khai có hiệu quả Thỏa thuận hợp tác, chủ động tham gia và phối hợp hỗ trợ lẫn nhau tại các diễn đàn liên nghị viện quan trọng, phối hợp trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ quốc tế và quan hệ đối ngoại của hai nước.

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng tin tưởng dưới sự chủ trì và điều hành của Ngài Heng Samrin và Quốc hội Campuchia, Đại hội đồng AIPA-32 sẽ thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng vào việc tăng cường đoàn kết, hiểu biết và hợp tác giữa các nghị viện thành viên AIPA, vì một cộng đồng ASEAN phát triển đoàn kết và phồn vinh.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin đã trân trọng trao tặng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng Huân chương Xanhnha Barômây – Huân chương cao quý nhất của Quốc hội Vương quốc Campuchia.

Trước đó, cũng trong chiều 16/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tới đặt vòng hoa tại Tượng đài Độc lập, đặt vòng hoa và dâng hương tại Đài tưởng niệm hữu nghị Việt Nam-Campuchia ở thủ đô Phnom Penh.

Tối cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin chủ trì tiệc chiêu đãi trọng thể Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam./.

(Theo VietNam+)


(Theo website Nguyễn Văn Đua)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt quy định cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ


Hôm nay, 9/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định  phê duyệt Kế hoạch sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Theo đó, sẽ soạn thảo, trình Chính phủ 13 dự thảo gồm: dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và 12 dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ là: Quốc phòng, Nội vụ, Y tế, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Lao động – Thương binh và Xã hội, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Ủy ban Dân tộc và Thanh tra Chính phủ.

news 41638chinh phu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt quy định cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ

Hình Minh Họa

Theo yêu cầu của Thủ tướng, các dự thảo này phải được hoàn thiện, trình Chính phủ vào tháng 12/1011 và trong quý I/2012.

Cụ thể, Bộ Nội vụ sẽ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, trình Chính phủ trong tháng 12/2011.

Ngoài ra, Bộ Nội vụ cũng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17/4/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, trình Chính phủ trong Quý I/2012.

Bộ Y tế có nhiệm vụ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Trong đó dự kiến vấn đề cần sửa đổi, bổ sung là điều chỉnh chức năng quản lý nhà nước về y tế.

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 93/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp dự kiến sẽ bổ sung chức năng, nhiệm vụ về bồi thường nhà nước, lý lịch tư pháp, thi hành án hành chính. Dự thảo này do Bộ Tư pháp trình trong quý I/2012.

Bộ Công Thương dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương. Dự kiến sẽ bổ sung chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thương hiệu quốc gia; kiện toàn tổ chức quản lý một số lĩnh vực.

Kiện toàn tổ chức quản lý nhà nước về nhà ở và kinh doanh bất động sản là nội dung dự kiến được sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

Thủ tướng cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc xây dựng, ban hành các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, trừ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Thùy Trang


(Theo website Nguyễn Văn Đua)

Cần cụ thể hóa việc học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh


Hôm qua, 1-9, nhân kỷ niệm lần thứ 66 Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tham dự lễ viếng có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm; các đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội và các lão thành cách mạng. Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sau đó, đoàn đại biểu do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ. Cùng ngày, các đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, TP Hà Nội… đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã biểu dương các cán bộ nhân viên phục vụ nơi Bác Hồ ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch đã có công lớn, góp phần vào nhiệm vụ bảo tồn và phát huy những giá trị tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh với đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Mỗi người, thông qua công việc hàng ngày, cần cụ thể hóa việc học tập thành làm theo Bác.

 Sáng 1-9, tại Hội trường TPHCM, Thành ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ VN TPHCM long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 – 19-8-2011) và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2-9-1945 – 2-9-2011). Tham dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Phan Văn Khải, nguyên Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước; Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM; Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM; Dương Quan Hà, Chủ tịch UBMTTQ VN TPHCM.

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cùng các đồng chí lãnh đạo TPHCM dâng hương tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cùng các đồng chí lãnh đạo TPHCM dâng hương tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Trước buổi lễ, trong sáng 1-9, các đồng chí lãnh đạo TP đã đến dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh TPHCM.

Sau đó, đoàn đại biểu do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ. Cùng ngày, các đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, TP Hà Nội… đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã biểu dương các cán bộ nhân viên phục vụ nơi Bác Hồ ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch đã có công lớn, góp phần vào nhiệm vụ bảo tồn và phát huy những giá trị tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh với đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Mỗi người, thông qua công việc hàng ngày, cần cụ thể hóa việc học tập thành làm theo Bác.

Tại buổi lễ kỷ niệm, Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình thuộc Sở Lao động Thương binh – Xã hội TP Vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động.

Cùng ngày, Ban Tổ chức các ngày lễ lớn TPHCM đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Tự hào Việt Nam – 66 năm độc lập, tự chủ và phát triển” tại Công viên Lam Sơn và Công viên Chi Lăng, quận 1. Triển lãm trưng bày gần 230 ảnh giới thiệu những dấu son trong lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân ta qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Hôm qua 1-9, tỉnh Hậu Giang đã long trọng tổ chức mít tinh kỷ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Dịp này tỉnh Hậu Giang đã khánh thành và đưa 2 công trình trọng điểm của tỉnh vào hoạt động: Khu hành chính tỉnh Hậu Giang và Cầu Xà No, tổng giá trị hơn 938 tỷ đồng. Các công trình này ngoài việc tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, còn tạo động lực để thành phố Vị Thanh – trung tâm tỉnh lỵ Hậu Giang phát triển thành đô thị tiểu vùng Tây sông Hậu.

 

Nhóm phóng viên


(Theo website Nguyễn Văn Đua)