Trang

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với lãnh đạo TPHCM: Nhiều vấn đề được tháo gỡ


Ngày 30-5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và lãnh đạo các bộ: Kế hoạch – Đầu tư, Tài nguyên – Môi trường, Giao thông Vận tải, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương cùng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… đã có cuộc làm việc với lãnh đạo TPHCM.

  • Không chủ quan

Thay mặt UBND TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã báo cáo với đoàn công tác của Chính phủ về tình hình kinh tế – xã hội TP tháng 5, 5 tháng đầu năm 2011 và sơ kết 3 tháng thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Kiểm soát giá là một trong những yêu cầu quan trọng mà Thủ tướng đặt ra đối với lãnh đạo TPHCM. Trong ảnh: Người dân mua rau sạch tại một cửa hàng Vissan. Ảnh: CAO THĂNG

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải khẳng định: TPHCM vẫn chưa hài lòng với những kết quả đạt được và sẽ tiếp tục phấn đấu để đạt kết quả cao hơn. Từ kinh nghiệm công tác chỉ đạo điều hành sâu sát từ cơ sở, không chủ quan, TPHCM có đủ niềm tin để khẳng định trong năm 2011 tăng trưởng của TP chắc chắn ở mức hai con số – GDP trên 12%.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo các bộ ngành đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM. “Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn chung, lạm phát cao trở lại nhưng tình hình kinh tế – xã hội TP vẫn đạt được kết quả cao, khá toàn diện. Đặc biệt là đối với việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì sản xuất”, Thủ tướng nhận định.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, TPHCM thực hiện chủ trương của Trung ương, Chính phủ nghiêm túc và đầy sáng tạo. TP đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực trong việc kiểm soát, giữ giá, bình ổn thị trường; tiết kiệm trong tiêu dùng, sản xuất; các công tác về chăm lo an sinh xã hội… Tuy nhiên, Thủ tướng cũng yêu cầu TP không được chủ quan, lơ là với kết quả đạt được thời gian qua mà phải có giải pháp kiểm soát lạm phát. Đi vào cụ thể,

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, TP cần tiếp tục kiểm soát giá, dứt khoát không để xảy ra đầu cơ tăng giá đối với bất kỳ mặt hàng thiết yếu nào. Để làm được điều này, hàng hóa phải đảm bảo giữa cung và cầu. Mặt khác, TP cần rà soát lại hoạt động của các doanh nghiệp để đưa vốn vào những lĩnh vực, sản phẩm đang có thị trường tiêu thụ, thị trường xuất khẩu, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

“Không để sản xuất gặp khó khăn quá lớn, có duy trì được sản xuất mới giải quyết được việc làm cho người lao động”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh. Ngoài ra, TP cần tìm cách huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư hạ tầng. Trong đó, chú ý tập trung khai thác, bán đấu giá số nhà đất đang quản lý.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải trình bày với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về quy hoạch đô thị của TP. Ảnh: Việt Dũng
  • Nhiều vấn đề được tháo gỡ

Cũng tại buổi làm việc này, hầu hết các kiến nghị của TP đều được lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, Thủ tướng chấp thuận.

Cụ thể, Trung ương để lại cho TPHCM khoản tiền thưởng vượt thu xuất nhập khẩu năm 2010 là 1.000 tỷ đồng giúp TP đầu tư công trình thủy lợi chống ngập úng và các công trình trọng điểm khác. Đối với dự án Khu công nghệ cao, Thủ tướng cũng đồng ý hỗ trợ tiếp cho giai đoạn 1 thêm 940,24 tỷ đồng và tiếp tục hỗ trợ vốn cho giai đoạn 2 theo tỷ lệ 30% như đã hỗ trợ cho giai đoạn 1. Trước đó, ngân sách Trung ương đã hỗ trợ giai đoạn 1 số tiền 910 tỷ đồng.

Về vốn thực hiện dự án nạo vét luồng Soài Rạp để phát triển khu đô thị cảng Hiệp Phước, di dời cảng Sài Gòn, hiện Bộ Tài chính đã đề xuất 3 phương án triển khai. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị TP phối hợp với Bộ Tài chính bàn bạc thống nhất phương án làm cơ sở triển khai thực hiện.

Thủ tướng cũng cơ bản đồng ý kiến nghị của TP về việc Chính phủ phân bổ bổ sung nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho TP trong năm 2011 là 2.299 tỷ đồng để TP thực hiện tiếp các dự án đầu tư xây dựng ký túc xá cho sinh viên.

Đặc biệt, Thủ tướng chấp thuận cho TP được lựa chọn chủ đầu tư các dự án trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đồng thời, Thủ tướng cũng đồng ý ủy quyền cho UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư dự án phát triển nhà ở, phê duyệt dự án đối với các dự án phát triển nhà ở có quy mô từ 2.500 căn trở lên trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và các dự án nhà ở khác trên địa bàn TP.

Về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), TPHCM kiến nghị Thủ tướng chấp thuận giao UBND TP thực hiện phê duyệt dự án điều chỉnh (tạm thời) để làm cơ sở phê duyệt kết quả đấu thầu, tiến hành đàm phán, thương thảo, tiến tới ký hợp đồng với các nhà thầu để khởi công công trình trong năm 2011; Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh tổng mức đầu tư (do tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án khoảng 47.325 tỷ đồng thuộc danh mục dự án phải báo cáo với Quốc hội).

Với kiến nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ trong tuần tới tổ chức cuộc họp để Thủ tướng có quyết định cuối cùng.

VÂN ANH


(Theo www.nguyenvandua.net)

Đại tướng Lê Hồng Anh tiếp Đoàn cấp cao Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Thái Lan


Chiều 30/5, tại Hà Nội, Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Vương quốc Thái Lan do ngài Issara Somchai, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn sang thăm, làm việc tại Việt Nam. Dự buổi tiếp có Trung tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an… cùng đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Vụ, Cục, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an.

Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam; ngài Issara Somchai, Bộ trưởng Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Vương quốc Thái Lan cùng các đại biểu tại buổi tiếp. Ảnh: Việt Hưng.

Tại buổi tiếp, Đại tướng Lê Hồng Anh nhiệt liệt chào mừng ngài Issara Somchai cùng các thành viên trong Đoàn đã đến thăm, làm việc với Bộ Công an Việt Nam. Đại tướng Lê Hồng Anh nhấn mạnh trong những năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam với các cơ quan hữu quan của Vương quốc Thái Lan đã phát triển tích cực, không ngừng củng cố và phát triển; sự hợp tác về chính trị – an ninh giữa hai nước là bước tiến quan trọng với mục tiêu thúc đẩy thực hiện tuyên bố chung trong khuôn khổ hợp tác giữa hai nước.

Đề cập đến nội dung hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam với các cơ quan hữu quan của Vương quốc Thái Lan, Đại tướng Lê Hồng Anh đánh giá cao những nỗ lực hợp tác của các cơ quan thực thi pháp luật của Vương quốc Thái Lan với các đơn vị chức năng Bộ Công an Việt Nam trong việc thực hiện Hiệp định hợp tác phòng chống tội phạm buôn bán người ký năm 2008. Trên cơ sở đó, hai nước đã từng bước triển khai, lập nhóm công tác chung thực hiện Hiệp định và thông qua kế hoạch triển khai, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đại tướng Lê Hồng Anh cũng đánh giá cao lực lượng chức năng Vương quốc Thái Lan gần đây đã triệt phá đường dây buôn bán người, kịp thời giải cứu 15 công dân nữ Việt Nam và 5 trẻ em được sinh ra ở Vương quốc Thái Lan, đến nay đã đưa 10 nạn nhân về Việt Nam.

Trong không khí thân mật và hữu nghị, ngài Issara Somchai bày tỏ vui mừng được sang thăm, làm việc tại Việt Nam, cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, thân tình của Bộ Công an Việt Nam đã dành cho Đoàn và đánh giá cao mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước trong thời gian vừa qua. Ngài Issara Somchai bày tỏ mong muốn trong thời gian tiếp theo, Bộ Công an Việt Nam và Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Vương quốc Thái Lan sẽ đẩy mạnh tăng cường mối quan hệ hợp tác, tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trên các lĩnh vực đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống các loại tội phạm

Việt Hưng


(Theo www.nguyenvandua.net)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết 11


Sáng nay (30/5), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với lãnh đạo TP. Hồ  Chí Minh về tình hình kinh tế-xã hội 5 tháng đầu năm 2011 và đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Tham dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải; lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương.

Với vai trò trung tâm kinh tế lớn của cả nước, TP. Hồ Chí Minh cần tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp, tuyệt đối không được lơ là trong kiểm soát lạm phát.

Thủ tướng làm việc với Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh

Tăng trưởng ổn định, CPI có xu hướng giảm

Báo cáo tại  buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2011, TP. Hồ Chí Minh luôn duy trì được mức tăng trưởng ổn định. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 18,4%; tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 22,2%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,4%; giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp tăng 6,1%… Chỉ số CPI của Thành phố có xu hướng giảm (tháng 5/2011 là 2,38%, tháng 4/2011 là 3,16%).

Từ đầu năm đến nay, TP. Hồ Chí Minh đã giải quyết việc làm cho 104,3 ngàn lượt lao động, đạt 38,6% kế hoạch, trong đó lao động có việc làm ổn định là 70.800 người. Thị trường vàng và ngoại tệ trên địa bàn Thành phố ít biết động, chênh lệch giá mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng thương mại và thị trường tự do tiếp tục được thu hẹp. So với cuối năm 2010, tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thành phố giảm 2,04%, tổng dư nợ cho vay tăng 4,6%.

Thành phố đã hướng dẫn các đơn vị thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên (đạt hơn 200 tỷ đồng); tạm dừng trang bị mới ô tô, tài sản có giá trị lớn (trên 212 tỷ đồng); điều chỉnh giảm vốn (453 tỷ đồng) đối với 95 dự án gặp khó khăn, không triển khai hoặc chậm tiến độ với số vốn điều chỉnh trên 453 tỷ đồng; tạm thời chưa giao vốn cho 115 công trình khởi công mới, 95 công trình chuẩn bị thực hiện, 562 công trình chuẩn bị đầu tư với số vốn 1.654 tỷ đồng. Công tác kiểm soát, quản lý giá cả, bình ổn thị trường được tăng cường và mang lại kết quả tích cực.

Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân cũng cho biết một số nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2011 mà TP. Hồ Chí Minh sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện trong đó có việc tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu; tổ chức tốt thị trường nội địa để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng trong nước; tích cực triển khai các chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố trong năm 2011; quan tâm, tạo việc làm cho người lao động.

Bên cạnh đó, Thành phố sẽ đôn đốc các chủ  đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đúng kế hoạch đối với các dự án xây dựng từ nguồn ngân sách, các dự án trọng điểm trên địa bàn Thành phố.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với lãnh đạo TP. HCM bên lề cuộc họp

Quyết liệt hơn nữa

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thủ  tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, những kết quả mà TP. Hồ Chí Minh đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội là rất đáng mừng và khá toàn diện; đặc biệt có nhiều chỉ tiêu đạt được cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực với cách làm sáng tạo trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội mà Chính phủ đã chỉ đạo, nhất là những nội dung trong Nghị quyết 11.

Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh đã làm tốt việc kiểm soát giá, kiểm soát nhập siêu; tiết kiệm điện, nước… điều này có tác động rất lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của cả nước trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Với tinh thần phát huy cao nhất những kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp kiềm chế lạm phát, tuyệt đối không được lơ là trong việc kiểm soát lạm phát.

Theo đó, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác kiểm soát giá cả, dứt khoát không để xảy ra tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý bất cứ mặt hàng thiết yếu nào. Kiểm soát tốt tín dụng trên địa bàn, tính thanh khoản, nợ xấu của các ngân hàng cũng như thị trường ngoại hối, thị trường vàng…

Đi liền với đó là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; tạo điều kiện về vốn đối với các doanh nghiệp sản xuất ra những sảm phẩm đang có lợi thế, đang có thị trường tiêu thụ, thị trường xuất khẩu; đồng thời tiếp tục có những biện pháp mạnh mẽ trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.

Tính toán, xây dựng cơ chế huy động hiệu quả nguồn lực của toàn xã hội trong xây dựng các công trình phúc lợi, dự án trọng điểm về cơ sở hạ tầng của Thành phố cũng như thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội…

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương đã xem xét, cho ý kiến đối với các nhóm kiến nghị của TP. Hồ Chí Minh về vốn đầu tư phát triển hạ tầng; cơ chế chính sách đầu tư; quản lý tài chính, điều hành ngân sách…

Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho ý kiến cụ thể đối với các đề xuất của TP. Hồ Chí Minh về cấp vốn thực hiện Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP. Hồ Chí Minh; vốn cho Khu Công nghệ cao; vốn cho Dự án vệ sinh môi trường Thành phố giai đoạn 2; vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên trên địa bàn Thành phố…

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc


(Theo www.nguyenvandua.net)

Lãnh đạo TPHCM Lê Thanh Hải tiếp nhận phiên bản trống đồng Ngọc Lũ từ nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu


Chiều 29-5, tại Hội trường Thành ủy TPHCM đã diễn ra lễ trao tặng và tiếp nhận phiên bản trống đồng Ngọc Lũ – biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam, do đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư trao tặng cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM.

Tham dự lễ trao tặng và tiếp nhận có các đồng chí: Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM; Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy; Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND TPHCM; Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Dương Quan Hà, Chủ tịch UB MTTQ VN TPHCM; các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tặng trống đồng Ngọc Lũ cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM.

Phiên bản trống đồng Ngọc Lũ do đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư trao tặng cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM nặng gần 400 kg, mang dòng chữ: “TPHCM con Lạc cháu Hồng, ngày càng tỏa sáng, thành đồng Việt Nam”.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lê Khả Phiêu bày tỏ: Trong suốt các cuộc kháng chiến trường kỳ, Đảng bộ và nhân dân Sài Gòn – Gia Định luôn nêu cao khí phách của nhân dân miền Nam “Thành đồng Tổ quốc”, “miền Nam đi trước về sau” với tinh thần bất khuất, kiên trung, năng động, sáng tạo, góp phần lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong những năm xây dựng TP, dù còn nhiều khó khăn nhưng bằng ý chí tự lực tự cường, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP luôn nỗ lực tìm tòi, tháo gỡ vướng mắc, tạo ra những bước đột phá, cùng cả nước thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đạt được những thành tựu to lớn. Đồng chí Lê Khả Phiêu tin tưởng đội ngũ lãnh đạo TP sẽ phát huy cao độ truyền thống của TPHCM trong xây dựng, phát triển và bảo vệ TP, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tặng hoa cám ơn đồng chí Lê Khả Phiêu.

Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM, đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM bày tỏ sự trân trọng và cám ơn tình cảm tốt đẹp mà đồng chí Lê Khả Phiêu dành cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM. Đồng chí Lê Thanh Hải nhấn mạnh: “Món quà có giá trị văn hóa này không chỉ thể hiện tình cảm tốt đẹp của đồng chí Lê Khả Phiêu dành cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP mà còn mang ý nghĩa lớn trong việc giáo dục truyền thống của cha ông ta cho thế hệ hôm nay”.

Bí thư Lê Thanh Hải khẳng định: Dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ và nhân dân TPHCM luôn giữ vững truyền thống cách mạng, đoàn kết, năng động, sáng tạo vượt qua khó khăn để xây dựng TP phát triển bền vững với phương châm: TPHCM cùng cả nước, vì cả nước.

Thiên Linh

(Theo www.nguyenvandua.net)

Deputy PM Hoang Trung Hai meets with Japanese financial leaders


Deputy PM Hoàng Trung Hải separately met with leaders of Japanese financial institutions and coordination organizations in Tokyo on the sidelines of the 17th International Conference on “The Future of Asia”.

The above-mentioned entities, which have maintained close relations with Việt Nam, include Japan External Trade Organization (JETRO), Japan Bank for International Cooperation (JBIC), Japan International Cooperation Agency (JICA). 

Deputy PM Hoàng Trung Hải meets with President of Japan International Cooperation Agency (JICA) Sadako Ogata, Tokyo, Japan - Photo: VGP

Deputy PM Hoang Trung Hai also separately met with Chairman of the Japan-Việt Nam Parliamentary Friendship League of the Liberal Democratic Party (LDP) Takebe Tsutomu and leaders of some of Japanese economic giants.

During the meetings, the Vietnamese leaders highlighted that the strategic partnership between Việt Nam and Japan has been advancing well, particularly the substantial rise of investment and trade. Japan is now the 3rd biggest trade partner and the 4th biggest investors in Việt Nam.

Deputy PM Hoang Trung Hai spoke highly of the role of such Japanese entities in consolidating the bilateral relations between the two countries.

He hoped that these organizations would continue encouraging Japanese businesses to boost cooperation with Việt Nam under new models like public-private partnership, supporting industry, workforce training, in a bid to help  Việt Nam improve its competitiveness and business environment.

By Hải Minh


(Theo www.nguyenvandua.net)

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Biểu dương chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày


Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng  đồng ý chủ trương tổ chức Hội nghị biểu dương các chiến sỹ cách mạng, chiến sỹ yêu nước bị địch bắt và tù đày.Bộ LĐTBXH chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuẩn bị nội dung và thời điểm tổ chức Hội nghị trong năm 2012.

Tôn vinh các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày

Hiện nay, cả nước còn gần 90.000 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày. Đó là những người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, giải phóng đất nước. Tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của họ là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ ngày nay học tập.

Xuất phát từ thực tế đó, Bộ LĐTBXH đã đề nghị được phối hợp với Bộ Quốc phòng, Báo Nhân dân và UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc với chủ đề “Hội nghị biểu dương các chiến sỹ cách mạng, chiến sỹ yêu nước bị địch bắt tù đày” tại thành phố Cần Thơ.

Đức Nam


(Theo www.nguyenvandua.net)

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo bổ sung quy định chế độ đối với thanh niên xung phong


Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) hoàn chỉnh dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong (TNXP) đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ LĐTBXH cần hoàn chỉnh nội dung quy định mức trợ cấp một lần, kể cả trợ cấp cho người thân của TNXP đã từ trần.

Hoàn chỉnh dự thảo quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến – Ảnh minh họa

Bộ LĐTBXH chủ trì, phối hợp với với các cơ quan liên quan và Hội cựu Thanh niên xung phong Việt Nam nghiên cứu ban hành quy định về trình tự, thủ tục xác nhận các trường hợp chưa được hưởng chế độ, chính sách, để giải quyết dứt điểm các trường hợp còn tồn đọng, bảo đảm công bằng, hợp lý. Quy định về trình tự, thủ tục xác nhận cần chặt chẽ, nhưng đơn giản, phù hợp thực tế.

Sau 10 năm thực hiện Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ, đã có gần 126.000 TNXP được giải quyết hưởng chế độ, chính sách. Trong đó có 4.897 liệt sĩ, 33.872 thương binh, trợ cấp một lần 83.620 người và trợ cấp thường xuyên 3.563 người và 12.094 TNXP được vay vốn ưu đãi thông qua các tổ chức đoàn thể.

Tuy nhiên, công tác giải quyết chế độ cho cựu TNXP còn một số hạn chế như tiến độ giải quyết còn chậm, thiếu chính xác, bị một số đối tượng không phải là TNXP lợi dụng…

Bởi vậy, việc hoàn chỉnh dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến là rất cần thiết.

Hiện cả nước có khoảng 350.000 cựu TNXP, trong đó có hơn 253.000 cựu TNXP thuộc diện được xem xét giải quyết chế độ, chính sách theo Quyết định 104/1999/QĐ-TTg (chiếm tỷ lệ gần 72%).

Đức Nam


(Theo www.nguyenvandua.net)

Bác bỏ phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc


Ngày 29/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo về việc ngày 26/5/2011, tàu Hải giám của Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi tàu Bình Minh đang khảo sát địa chấn trong thềm lục địa của Việt Nam.

Tàu địa chấn Bình Minh 02 bị ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại. (Nguồn: Internet)

Trung Quốc cố tình làm dư luận hiểu nhầm

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước phát biểu ngày 28/5/2011 của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng “việc phía Việt Nam tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển do Trung Quốc quản lý đã làm tổn hại lợi ích và quyền quản lý của Trung Quốc ở “Nam Hải”, đi ngược lại nhận thức chung của hai nước về vấn đề “Nam Hải”… “Hành động mà cơ quan chủ quản của phía Trung Quốc áp dụng hoàn toàn là hoạt động giám sát và chấp pháp trên biển trong vùng biển do Trung Quốc quản lý. Phía Trung Quốc luôn nỗ lực duy trì hoà bình, ổn định “Nam Hải”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nêu rõ: Chúng tôi bác bỏ phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 28/5/2011 về vấn đề này.

Cần làm rõ một số điểm như sau: Thứ nhất là, khu vực Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực “do Trung Quốc quản lý”. Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp.

Thứ hai là, Việt Nam luôn tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Không có nhận thức chung nào nói rằng Trung Quốc có quyền cản trở các hoạt động của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính hành động này của Trung Quốc đã đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Thứ ba là, Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.

Phản đối hành động vi phạm chủ quyền nghiêm trọng và phá hoại của Trung Quốc

Phát biểu tại cuộc họp báo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga đồng thời nhấn mạnh:

“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.”

Tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm lãnh hải của Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)

Trung Quốc cần phải thể hiện vai trò có trách nhiệm của nước lớn

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết có phải Trung Quốc đang muốn biến Biển Đông thành “ao nhà” với đường yêu sách 9 đoạn không khi gần đây Trung Quốc có một loạt va chạm với Việt Nam và cả Philippines, ông Nguyễn Duy Chiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia khẳng định:

Yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, trái với Công ước 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển mà Trung Quốc là một thành viên. Yêu sách này xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, và đã bị nhiều nước phản đối. Việc Trung Quốc tìm cách thực hiện yêu sách này trên thực tế đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết có phải sự việc này cho thấy thái độ nước lớn của Trung Quốc trong khi lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố “Trung Quốc chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp”, “dù lớn mạnh cũng không xưng bá”, bà Nguyễn Phương Nga nói: Chúng tôi mong rằng Trung Quốc sẽ thể hiện vai trò có trách nhiệm của một nước lớn, thực hiện đúng tinh thần tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc./.

Lê Thu


(Theo www.nguyenvandua.net)

Đoàn báo chí quốc tế và trong nước tìm hiểu về vụ việc tại Mường Nhé


Trong hai ngày 26 và 27/5/2011, phóng viên các hãng thông tấn nước ngoài như AFP (Pháp), Reuters (Anh), Kyodo News, NHK (Nhật Bản), Tân Hoa xã (Trung Quốc); và một số cơ quan báo chí trong nước như Truyền hình Việt Nam (VTV4), Báo Thế giới và Việt Nam (Bộ Ngoại giao),… đã lên Điện Biên để tìm hiểu thực trạng vụ việc gây mất trật tự xã hội tại huyện Mường Nhé (Điện Biên) như báo chí đã loan tin hồi đầu tháng 5/2011.

Cuộc sống ổn định trở lại ở Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé. (Ảnh: Trọng Đức)

Ngay sau khi tới địa phương, đoàn đã làm việc với đại diện lãnh đạo tỉnh Điện Biên và một số cơ quan chức năng của tỉnh để nghe thông báo cụ thể về diễn biến, nguyên nhân xảy ra và kết quả xử lý vụ việc.

Thông báo khái quát tình hình chung của tỉnh và diễn biến, nguyên nhân, kết quả xử lý vụ việc, bà Giàng Thị Hoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên đã một lần nữa bác bỏ những thông tin sai sự thật do một số hãng thông tấn và cơ quan truyền thông nước ngoài liên tiếp đưa ra trong tháng Năm về cái gọi là “bạo động” của người Mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.



Nhiều thông tin bịa đặt
hoàn toàn không sử dụng vũ lực

Thông tin của một số hãng báo chí nước ngoài nêu chính quyền đã dùng vũ lực để giải tán vụ “bạo động” và “nhiều người Mông tham gia đã bị bắt và có người chết” là hoàn toàn bịa đặt, có dụng ý xấu.

Trên thực tế, trong các ngày từ 30/4 đến 6/5/2011, trên một số địa bàn thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, một số phần tử cực đoan đã dùng nhiều thủ đoạn kích động, lừa mị về sự xuất hiện “thế lực siêu nhiên” nhằm lôi kéo, cưỡng bức hàng ngàn đồng bào dân tộc Mông từ nhiều nơi kéo về khu vực bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, để thực hiện âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, kích động tư tưởng chống đối chính quyền, gây mất trật tự xã hội của các phần tử quá khích trong và ngoài nước.

Việc chính quyền huyện Mường Nhé huy động các cơ quan, đoàn thể tiến hành các biện pháp nhằm ngăn cản những kẻ cầm đầu vì đã tiến hành các hoạt động quá khích như tổ chức người canh gác, hình thành vùng quản lý riêng, ngăn cản hoạt động đi lại, sinh hoạt bình thường của người dân trong khu vực, hoạt động của cán bộ chính quyền địa phương, khống chế người thi hành công vụ và đưa ra những điều kiện, yêu sách trái pháp luật, là hoàn toàn phù hợp với luật pháp của Việt Nam.



Trong quá trình giải tán đám đông tụ tập gây mất trật tự xã hội, chính quyền huyện Mường Nhé hoàn toàn không có sử dụng vũ lực, chỉ tổ chức các đội công tác của các đoàn thể quần chúng, vận động đồng bào không nghe theo kẻ xấu, tự nguyện trở về nơi cư trú, tổ chức chữa trị bệnh tật, chăm sóc y tế cho đồng bào bị ốm đau, đặc biệt là người già và trẻ em nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại đây. Đến nay, những người Mông đến từ các địa phương khác đã trở về nơi cư trú. Chính quyền địa phương đã bố trí phương tiện, trợ cấp tiền, lương thực cho đồng bào trở về an toàn. Không có ai bị thương, bị chết. Một số rất ít đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật đã bị cơ quan chức năng tạm giữ để giáo dục.

Tình hình Mường Nhé đã trở lại bình thường

Tình hình Mường Nhé đã trở lại bình thường, an ninh trật tự được bảo đảm. Đồng bào các dân tộc ở Mường Nhé đã tham gia cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIII và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 vào ngày 22/5/2011 với tỷ lệ 99,34%.

Các nhà báo của các hãng thông tấn nước ngoài và cơ quan báo chí trong nước cũng đã đến làm việc với chính quyền huyện Mường Nhé và xã Nậm Kè huyện Mường nhé, đồng thời trực tiếp đến bản Huổi Khon, nơi người dân tụ tập từ ngày 30/4/2011 đến 01/5/2011 để nắm rõ hơn tình hình thực tế.

Khi được các nhà báo hỏi về vụ việc vừa qua, ông Giàng A Kỷ, Bà Vàng Thị Páo ở Bản Huổi Khon và một số người khác đều khẳng định việc làm của những kẻ cầm đầu vừa qua là sai và trái với pháp luật, lừa mị dân, gây cho người dân thêm khó khăn trong cuộc sống; đề nghị chính quyền nghiêm trị những phần tử này và có sự thông cảm về sự ngộ nhận của người dân, tiếp tục tạo điều kiện tốt hơn cho nhân dân yên ổn làm ăn, sinh sống.

Các buổi làm việc và đi thực tế đã tạo điều kiện cho các nhà báo hiểu thêm về chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là bảo đảm quyền và lợi ích của nhân dân, tự do tín ngưỡng và sự bình đẳng của cộng đồng các dân tộc; đồng thời kiên quyết bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật. Việt Nam luôn thực thi các chính sách ưu tiên đầu tư phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn.

Cụ thể, hiện nay đồng bào các dân tộc ở huyện Mường Nhé đã được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội, nhà ở, đường giao thông, nước sạch, trường học, chăm sóc y tế… Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào huyện Mường Nhé ngày càng được cải thiện. Đồng thời, các nhà báo cũng thấy rõ việc chính quyền huyện Mường Nhé và tỉnh Điện Biên không cản trở bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào muốn đến địa phương để tìm hiểu sự việc một cách khách quan, theo đúng quy định của pháp luật./.

VNA

le thanh hai


(Theo www.nguyenvandua.net)

Ông Đinh Thế Huynh: Báo chí-xuất bản đưa nghị quyết vào cuộc sống


Chiều 25/5, tại Hà Nội, Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng dành cho lãnh đạo các cơ quan báo chí-xuất bản khu vực phía Bắc, do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức đã kết thúc, sau hai ngày làm việc nghiêm túc.  Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tổng kết hội nghị. 

Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)

Tại Hội nghị, các báo cáo viên là người trực tiếp tham gia công tác soạn thảo các Văn kiện trình Đại hội XI của Đảng đã truyền đạt, luận giải sâu sắc những quan điểm lớn, những điểm mới và những nội dung cơ bản trong các văn kiện: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi).

Ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh nội dung của các văn kiện Đại hội đều rất quan trọng, mỗi phần, mỗi điểm đều có vị trí quan trọng, đều cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, nắm vững và vận dụng sáng tạo, tuy nhiên, một số một dung cần được quán triệt thật sâu.

Ông yêu cầu các cán bộ chủ chốt của các cơ quan báo chí-xuất bản cần nắm vững, quán triệt: 5 bài học kinh nghiệm lớn từ thực tiễn cách mạng Việt Nam; 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng; mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở Việt Nam và mục tiêu đến giữa thế kỷ 21 phấn đấu xây dựng Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; 8 phương hướng cơ bản, 8 mối quan hệ lớn, 4 định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, cần nắm vững 5 quan điểm phát triển, mục tiêu chiến lược và 3 đột phá chiến lược, 12 nội dung trong định hướng phát triển kinh tế-xã hội, 4 vấn đề cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.

Về báo cáo chính trị, ông Đinh Thế Huynh lưu ý các đại biểu dự Hội nghị cần nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong 5 năm tới; các nhiệm vụ và các giải pháp lớn trên các lĩnh vực kinh tế-văn hóa, giáo dục, khoa học, môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng.

Ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh các cơ quan báo chí xuất bản là kênh quan trọng đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng vào cuộc sống, tạo sự thống nhất tư tưởng, ý chí và hành động trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, sự đồng thuận cao trong toàn xã hội; nâng cao nhận thức, tính chiến đấu, tính tư tưởng, phản ứng mau lẹ để đấu tranh bác bỏ những luồng tư tưởng, các quan điểm sai trái, thù địch; uốn nắn những nhận thức lệch lạc.

Ông Đinh Thế Huynh đề nghị, trên cơ sở học tập và thảo luận, các cán bộ chủ chốt của các cơ quan báo chí-xuất bản nắm vững những vấn đề cơ bản, cốt lõi, những vấn đề mới trên từng lĩnh vực được nêu trong mỗi văn kiện, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chương trình hành động của cơ quan đơn vị; tổ chức nghiêm túc các lớp nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tại đơn vị.

Trên cơ sở nắm vững nội dung các văn kiện Đại hội XI của Đảng và các chủ trương của Đảng về công tác báo chí-xuất bản, các cơ quan báo chí-xuất bản vận dụng sáng tạo, xây dựng kế hoạch, chuyên trang, chuyên mục, chương trình tuyên truyền sinh động, truyền tải hấp dẫn các chủ trương, đường lối, các quyết sách của Đảng nêu trong các văn kiện đến với cán bộ, đảng viên, nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, đưa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng vào cuộc sống đồng thời, các cơ quan báo chí-xuất bản tiếp tục tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên, quan trọng của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị và mỗi cá nhân./.

Hương Thủy (TTXVN/Vietnam+)

(Theo www.nguyenvandua.net)